Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica TS 02

Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica TS 02

1. Ký hiệu và ý nghĩa

[ALL] Đo và ghi các giá trị về góc, cạnh và tọa độ… vào bộ nhớ trong thiết bị.
[DIST] Đo và hiển thị các giá trị về góc cạnh và tọa độ…
[REC] Ghi các giá trị đang hiển thị vào bộ nhớ trong.
[EDM] Hiển thị hoặc thay đổi các tham số hiệu chuẩn liên quan đến đo dài.
[PREV] Xem lại màn hình trước.
[NEXT] Xem tiếp màn hình sau.
[STATION] Trạm máy
[INPUT] Nhập số liệu (Số hoặc chữ từ bàn phím).
[SetHZ] Đặt hướng khởi đầu.
[COMP] Cài đặt chế độ bù nghiêng (2 trục, 1 trục hoặc tắt bù).
[FIND] Tìm điểm đo, trạm máy hau Code.
[hr] Chiều cao gương.
[hi] Chiều cao máy (Từ tâm mốc đến tâm máy).
[E0] Tọa độ Y trạm máy.
[N0] Tọa độ X trạm máy.
[H0] Cao độ H trạm máy.
[E] Tọa độ Y điểm đo.
[N] Tọa độ X điểm đo.
[H] Cao độ H điểm đo
leica ts 02Khoảng cách nghiêng

leica ts 02Chênh cao
leica ts 02Khoảng cách ngang.

2. Sử dụng những điểm chung của bàn phím

Bàn phím

bàn phím máy toàn đạc leica ts 02

Màn hình
a.     Tiêu đề của màn hình
b.     Dòng lựa chọn, trường có hiệu lực
c.      Tình trạng của các biểu tượng
d.     Các trường
e.     Các phím mềm (Phím chức năng thay đổi)
màn hình máy toàn đạc leica ts 02

Sử dụng màn hình Main Menu

1-    Q-Survey (Quick- Survey). Chương trình đo nhanh (Màn hình cơ bản)
2-    Prog (Programs). Các chương trình đo ứng dụng.
3-    Manage (File Management). Quản lý dữ liệu trong máy.
4-    Transfer (Data Transfer). Truyền số liệu.
5-    Setting (Settings Menu). Cài đặt.
6-    Tools (Tools Menu). Các công cụ.
màn hình main menu leica ts 02

Một số biểu tượng

pin: Biểu tượng Pin chỉ mức Pin còn lại. Trong hình ví dụ chỉ mức Pin còn lại là 75%
bù trục: Chế độ bù trục đang bật
bù trục tắt: Chế độ bù trục đang tắt
đo xa: Chế độ đo xa tới gương và tấm phản xạ
đo xa không gương: Chế độ đo không gương tới tất cả các mục tiêu
chế độ offset: Chế đọ Offset đang hoạt động
chế độ nhập số: Chế độ nhập số
chế độ nhập chữ: Chế độ nhập chữ
chiều tăng của góc: Chỉ ra chiều tăng của góc bằng Hz
lựa chọn: Chỉ ra rằng một trường thì có nhiều lựa chọn
page: Chỉ ra rằng có nhiều trang màn hình và có thể chuyển bằng pím PAGE
vị trí ống kính: Chỉ vị trí ống kính ở mặt I
vị trí ống kính: Chỉ vị trí ống kính ở mặt II
chế độ đo gương: Đang lựa chọn chế độ đo với gương chuẩn Leica
chế độ đo gương mini: Đang lựa chọn chế độ đo với gương mini Leica
chế độ đo gương 360: Đang lựa chọn chế độ đo với gương 360o Leica
chế độ đo gương 360 mini: Đang lựa chọn chế độ đo với gương 360 mini Leica
đo với tấm phản xạ: Đang lựa chọn chế độ đo với tấm phản xạ Leica
chế độ đo gương với người sử dụng: Đang lựa chọn chế độ đo với gương của người sử dụng
: Kết nối không dây qua cổng Bluetooth
usb: Truyến số liệu qua cổng USB được lựa chọn

3. Sử dụng cây thư mục

sử dụng cây thư mục leica ts 02
sử dụng cây thư mục leica ts 02
sử dụng cây thư mục leica ts 02
sử dụng cây thư mục leica ts 02

4. Một số thao tác thông dụng

4.1  Bật bọt thủy điện tử và dọi tâm Laser:
Cách 1: Nhấn phím FNC -----> Nhấn phím F1 [Level/Plummet]
Cách 2: Nhấn phím hinh(Nếu đã đặt chức năng này ở phần cài đặt tổng thể)

4.2  Xem và xóa dữ liệu
Vào Main Menu/ vào tiếp File Management
a/ Muốn xem, xóa và tạo mới công việc: Nhấn phím F1 [JOB]
1-    Xóa công việc đang hiển thị: F1 [DELETE]
2-    Tạo công việc mới: F3 [NEW]
b/ Muốn xem, xóa và tạo mới điểm cứng: Nhấn phím F2 [FIX POINT]
1-    Tìm điểm cứng: F1 [FIND] và gõ tên điểm cần tìm.
2-    Xóa điểm đang hiển thị: F2 [DELETE]
3-    Tạo điểm cứng mới: F3 [NEW]
4-    Sửa điểm cứng: F4 [EDIT]
c/ Muốn xem điểm đo: Nhấn phím F3 [MEASUREMENTS]
1-    Tìm điểm đo: F3 [POINT] và gõ tên điểm đo cần tìm.
2-    Xem toàn bộ các điểm đo: F4 [VIEW]
d/ Muốn xem, xóa và tạo mới mã điểm đo: Nhấn phím---> F4 [CODES]
1-    Xóa mã Codes hiện thời nhấn phím ---> F4 [DELETE]
2-    Tạo mới các mã điểm đo nhấn phím ---> F1 [NEW]
3-    Tìm mã Codes điểm đo chuyển con trỏ lên dòng [FIND] và gõ tên mã cần tìm và nhấn phím (hinh-nho1)

4.3  Thay đổi loại gương- hắng số gương và chế độ đo
Cách 1:
1-    Vào Main Menu
2-    Vào Settings Menu
3-    Vào tiếp EDM Settings
thay đổi hằng số gương và chế độ đo
  •  Thay đổi chế độ đo tại dòng: EDM Mode: Prism- Standard
  • Thay đổi loại gương: Prims Type: Round
  • Hằng số gương tự động thay đổi tại: Leica Const: 0.0 mm
Prism- Standard. Chế độ đo với gương tiêu chuẩn.
Non- Prism- Std. Chế độ đo không gương (Chỉ có với dòng Power).
Non- Prism- Track. Chế độ đo liên tục không gương (Với dòng Power).
Prism (>3.5 Km). Chế độ đo gương ở khoảng cách xa (Với dòng Power).
Prism- Fast. Chế độ đo nhanh vào gương với độ chính xác giảm.
Prism- Tracking. Chế độ đo khoảng cách liên tục vào gương.
Tape. Chế độ đo hồng ngoại vào tấm phản xạ.
Cách 2: Tại các màn hình đo nhấn phím F4 hinh để lật trang đến khi trên màn hình (ở dòng dưới cùng) chữ EDM xuất hiện nhấn phím chức năng tương ứng và thay đổi như cách 1.

5. Một số chương trình đo thông dụng

5.1  Chương trình khảo sát- Surveying
1-    Vào chương trình Main Menu
2-    Vào Programs
3-    Bấm F1 vào Surveying
chương trình khảo sát

Các bước thực hiện:
Bước 1: Khai báo tên công việc    F1 [Set Job]
Bước 2: Khai báo trạm máy          F2 [Set Station]
Bước 3: Khai báo điểm định hướng F3 [Set Orienstation]
Bước 4: Bắt đầu đo                             F4 [START]
Bước 1:
Nhấn phím F1  (để vào đặt tên công việc)
Tiếp tục nhấn F1 [NEW] (để đặt tên công việc mới)
Nhấn phím F4 [OK] để hoàn tất việc đặt tên JOB.
Bước 2:
Nhấn phím F2 [Set Station] để vào khai báo trạm máy.
Nhấn F1 [INPUT] để soạn tên máy trạm ---> Nhập xong nhấn phím (hinhnho4)
Nhấn phím F4 [ENH] để nhập tọa độ trạm máy theo thứ tự Y-X-H
Sau khi soạn xong tọa độ trạm máy, chấp nhận nhấn phím F4 [OK].
Nhập tiếp cao máy tại dòng hi:……m
Nhập xong chiều cao máy nhấn tiếp phím F4 [OK] để kết thúc khai báo trạm máy.
Bước 3:
Nhấn phím F3 [Set Orienstation] để vào khai báo góc định hướng (Phương vị), có 2 cách khai báo góc định hướng (Tùy vào số liệu đã có, chọn 1 trong 2 cách sau):
Cách 1: Đã biết góc định hướng hoặc đặt một góc bất kỳ
  • F1 [Manual Angle Setting]
  • Nhập góc phương vị tại dòng    Bearing:
  • Cao gương tại dòng                    Hr:
  • Tên điểm định hướng trạm máy tại dòng  BS ID:
  • Muốn “quy 0” góc định hướng nhấn phím F3 [Hz =O]
  • Cuối cùng ngắm lại chính xác điểm định hướng và nhân phím F3 [REC] để ghi lại góc định hướng (phương vị) trạm máy đã đặt.
Bước 4:
Ấn phím F4 [START] để tiến hành đo chi tiết.

Cách 2: Đã biết tọa độ điểm định hướng.
  • F2 [Coordinates] để vào tọa độ điểm định hướng.
  • Góc định hướng được tính toán từ tọa độ điểm trạm máy và tọa độ điểm định hướng (Tọa độ điểm định hướng được nhập bằng tay hoặc tự động được kích hoạt từ bộ nhớ của máy nếu như điểm đó đã có sẵn trong bộ nhớ).
  • Tại dòng BS ID nhập tên điểm định hướng thông qua phím F3 [INPUT], nhập xong nhấn phím (hình nho) để chấp nhận.
  • Nếu điểm đã nhập không tìm thấy trong bộ nhớ của máy, máy sẽ tự động kích hoạt chế độ nhập tọa độ YXH bằng tay thông qua phím F2 [ENH]
  • Tên điểm định hướng
PtID:          ----------
East (Y):    ----------
North (X): ---------
Height (Z):----------
Nhập xong Y-X-Z nhấn phím F4 [OK]. Ngắm chính xác lại điểm định hướng và nhấn phím F2 [REC] để máy tính toán góc định hướng (phương vị).
Bước 4:
Ấn phím F4 [START] để tiến hành đo chi tiết.

5.2  Chương trình chuyển điểm thiết kế ra thực địa- STAKEOUT:
1-    Vào chương trình Main Menu
2-    Vào Programs
3-    Bấm F2 vào Stakeout

Các bước thực hiện:
Bước 1- Khai báo tên công việc    F1 [Set Job]
Bước 2- Khai báo trạm máy          F2 [Set Station]
Bước 3- Khai báo điểm định hướng F3 [Set Orienstation]
Bước 4- Bắt đầu đo                            F4 [START]
Các bước khai báo trạm máy, góc định hướng tương tự như chương trình đo khảo sát- SURVEYING từ bước 1 đến bước 3.
Bước 4:
  • Tại màn hình STAKEOUT đưa vệt sáng xuống dòng PtID dùng phímhình để chọn điểm cần chuyển ra ngoài thực địa.
  • Trong trường hợp điểm cần chuyển không có trong bộ nhớ, chuyển vệt sáng lên dòng Search để nhập tên điểm. Nếu điểm đã có trong bộ nhớ máy sẽ tự động kích hoạt, nấu không có trong bộ nhớ, máy sẽ yêu cầu nhập tọa độ Y-X-Z của điểm cần chuyển, nhập xong YXZ nhấn phím F4 [OK].
  • Sử dụng phím F1 [DIST] để xác định vị trí điểm cần bố trí, vị trí điểm cần bố trí được mô tả thông qua 03 màn hình hiển thị STAKE OUT như sau:
Màn hình 1
hình: Góc dịch
Nếuhình mang giá trị + thì quay máy sang phải đến khi góc Hz= 0000’00’’
Nếu 
hìnhmang giá trị - thì quay máy sang trái đến khi góc Hz= 0000’00’’
hình: Khoảng dịch theo chiều dài
Có giá trị (+) nếu điểm chuyển nằm xa hơn điểm ngắm hiện tại.
Có giá trị (-)nếu điểm chuyển nằm gần hơn điểm ngắm hiện tại.
hinh: Khoảng dịch theo chiều cao
stake out

Màn hình 2:
 hìnhLeng: Khoảng dịch theo chiều dài: Giá trị + nếu điểm chuyển còn nằm xa hơn.

hìnhTrav: Khoảng dịch ngang, vuông góc với hướng ngắm, dương nếu điểm chuyển nằm bên phải của điểm đo hiện tại.
hìnhHeight: Khoảng dịch theo chiều cao

Màn hình 3:

hìnhEast: Khoảng dịch theo hướng Đông giữa điểm chuyển và điểm ngắm hiện tại.
hìnhNorth: Khoảng dịch theo hướng Bắc giữa điểm chuyển và điểm ngắm hiện tại.
hìnhHeight: Khoảng dịch cao độ, dương nếu điểm chuyển cao hơn điểm đo hiện tại.

5.3  Chương trình đo giao hội nghịch- FREESTATION:
Chương trình này cho phép xác định tọa độ điểm trạm máy thông qua ít nhất 2 điểm đã biết tọa độ.
1-    Vào chương trình Main Menu
2-    Vào Programs
3-    Bấm F3 vào Free Station
Các bước thực hiện:

các bước đo giao hội nghịch

5.4  Đo và tính diện tích- AREA & VOLUME:
Chương trình tính diện tích AREA & VOLUME cho phép tính diện tích của một hình đa giác (có tối đa 50 đỉnh) tạo bởi các điểm được nối với nhau bằng các đoạn thẳng. Các điểm có thể được đo, lựa chọn từ bộ nhớ hoặc nhập vào từ bàn phím. Khi đã đo được từ ba điểm trở lên, diện tích của hình sẽ được tính toán hiển thị ngay trên màn hình.
1.     Vào chương trình Main Menu
2.     Vào Programs chọn Page 2/3
3.     Bấm F2 vào Are & Volume
đo và tính diện tích

Các bước thực hiện:
các bước thực hiện đo và tính diện tích
5.5  Chương trinh đo cao không với tới- REMOTE HEIGHT
Chương trình cho phép xác định độ cao từ mặt đất đến điểm không thể tiếp cận trực tiếp như: Chiều cao của gầm cầu, độ võng của đường dây điện,…
1.     Vào chương trình Main Menu
2.     Vào Programs chọn Page 2/3
3.     Bấm F3 vào Remote Height

chương trình đo cao không với tới
Các bước thực hiện:
các bước thực hiện đo cao không với tới

Leica Survey Office

Phần mềm Leica Survey Ofice được sử dụng để trao đổi dữ liệu giữa các dòng máy TPS 400, TS 02,… và máy tính (PC). Nó có chứa nhiều chương trình phụ trợ nhằm hỗ trợ cho người sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
Cài đặt máy tính:
Chương trình cài đặt cho Leica Survey Office nằm trên đĩa CD đi kem theo khi mua máy toàn đạc hoặc Download tại:
http://www.leica.vn/content/vn.chuyengiao.php
Để cài đặt, gọi chương trình “Setup.exe” trong thư mục trên CD-Rom và theo các hướng dẫn trên màn hình.


máy toàn đạc leica ts 02

Máy toàn đạc điện tử Leica TS 02 được các kỹ sư xây dựng, đo đạc, trắc địa tin dùng.

Nội dung chương trình:
Sau khi cài đặt thành công, các chương trình sau sẽ xuất hiện.
  • Data Exchange Manager: Cho việc trao đổi dữ liệu như các tọa độ, số liệu đo, mã code và các File định dạng giữa máy tính và máy đo
  • Codelist Manager: Cho việc tạo và quản lý các mã đặc tả (Ficture Codes)
  • Software Upload: Cho việc nạp/xóa các phần mềm hệ thống, các chương trình ứng dụng và phần mềm EDM cũng như các ứng dụng văn bản.
  • Coordinate Editor: Cho việc xuất/ nhập cũng như việc tạo và xử lý các File chứa dữ liệu tọa độ.
  • Settings: Cho việc thiết lập nói chung cho tất cả các ứng dụng của Survey Office (chẳng hạn như các thông số giao diện).
  • External Tools: Cho phép quản lý các Format và các thiết đặt đối với TPS (Các thiết đặt do người dùng định nghĩa)
  • Exit: Thoát khỏi Survey Office
  • Register: Đăng ký kiểu máy toàn đạc và các đối tượng khác.
Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản để sử dụng máy toàn đạc điện tử dòng TS nói chung và máy toàn đạc Leica TS02 nói riêng. Chúng tôi hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn ít nhiều trong lĩnh vực đo đạc khảo sát.                            

Đối tác